Phanh xe đạp (thắng) là bộ phận quan trọng đối với tất cả các dòng xe đạp. Sau một thời gian hoạt động, ta thường nghe thấy những tiếng kêu nhỏ dần đến lớn dần. Những tiếng kêu đó vô cùng khó chịu đối với người điều khiển. Vậy làm sao để có thể khắc phục được những tiếng kêu này khi sử dụng. Với kinh nghiệm sửa chữa xe thực tế, Wiibike xin nêu rõ nguyên nhân phanh thắng xe đạp bị kêu và cách khắc phục để mọi người có thể tự sửa chữa và bảo dưỡng cho chiếc xe của mình.

Nguyên nhân phanh thắng xe đạp bị kêu
Nguyên nhân phanh thắng xe đạp bị kêu

1. Nguyên nhân phanh bị kêu
Phanh có 2 loại chính sử dụng chuyên cho xe đạp đó là phanh đĩaphanh vành niềng. Phanh làm chức năng hãm tốc độ cho xe đạp sử dụng trong suốt quá trình di chuyển. Vì vậy mà phanh thường xuyên phải chịu những lực ma sát tạo ra rất lớn để thắng được trọng lực của xe đạp. Nên phải chịu sự mài mòn rất lớn trong suốt quá trình sử dụng.

Má phanh cọ sát vào vành gây ra tiếng kêu.

Khi nghe thấy tiếng kêu phát ra từ phanh tức là phanh của bạn đang gặp vấn đề. Nếu như không giải quyết má phanh cọ vào vành hoặc đĩa sẽ phát ra những tiếng phanh kêu ken két rất khó chịu. Cho dù là kêu nhỏ hay kêu lớn đều khiến cho người điều khiển cảm thấy trở ngại trong chuyến đi và khó điều khiển phanh trơn tru như lúc ban đầu. Vậy có những cách khắc phục nào để có thể ngăn chặn được nó?

2. Cách khắc phục
Hiện nay có 2 loại phanh chính được sử dụng cho các dòng xe đạp: Phanh đĩa và phanh vành niềng. Hãy xem cách khắc phục ở 2 loại phanh này có gì khác nhau nhé.

2.1.Tiếng kêu phát ra từ phanh vành niềng

Phanh chữ V với 2 má phanh kẹp vào niếng.

Khi thực hiện bóp phanh (thắng) phát ra những tiếng kêu ken két ở cụm ngoàm thắng phát ra. Nếu như đúng như vậy bạn hãy tháo 2 cục gôm ra, mài nhẹ bề mặt tiếp xúc với niềng một chút là hết kêu ngay.

Thêm một cách khác là dùng cước chùi bằng nhôm để chà vành cho sạch. Có thể trong quá trình di chuyển xe bị cẩn hoặc dính bùn đất.

Hoặc chỉnh lại cục gôm phía sau ở mức hơi xa vành hơn một chút tầm 1mm cũng có thể khiến cho chiếc phanh của bạn trở nên yên ổn.

2.2 Tiếng kêu phát ra từ phanh đĩa

Phanh đĩa tạo lực ma sát lớn

Sửa phanh thắng xe đạp bị kêu
Sửa phanh thắng xe đạp bị kêu

Đĩa phanh được thiết kế bằng kim loại dưới dạng đĩa hình tròn và gắn quay cùng bánh xe. Đĩa phanh được gắn ghì chặt bởi các guôc phanh khi bạn đạp phanh. Bề mặt của đĩa phanh được làm nhẵn mịn còn những má phanh được làm từ những miếng kim loại chứa mặt tiếp xúc với đĩa phanh hơi ráp một chút.

Do má phanh được chế tạo với hàm lượng kim loại càng cao thì càng gây ra nhiều tiếng động. Dù cho ở trạng thái tốt thì phanh cũng có thể phát ra những tiếng kêu kin kít như thường.

Cho dù phanh đĩa thường có thể phát ra những tiếng kêu rin rít rất nhỏ. Đặc biệt sau mưa do bùn đất bám vào nhưng không thể loại bỏ các dấu hiệu như má phanh bị mòn. Bề mặt đĩa phanh không còn được nhẵn mịn hay các má phanh, cụm phanh không được lắp chặt chẽ… Khi đó xe bạn đang ở trong tình trạng không an toàn, dù nó chưa hỏng ngay nhưng vẫn khiến cho cuộc hành trình trở nên khó chịu.

*Trường hợp 1:

Thường thì khoảng 80 – 90% phanh bị kêu không phải do mòn hay đĩa cong mà do phân heo dầu bị lệch làm má phanh (bố) bị chạm (cạ) vào đĩa phanh.

– Cách khắc phục tháo trục quick release cân chỉnh lại bánh xe cho ngay chuẩn talon không bị oan hay méo so với khung. Sau đó lấy lục giác tháo (xả) 2 con ốc bắt heo dầu vào phuộc (sườn) ra và chỉnh lại cho phần đĩa thắng nằm giữa 2 cặp bố. sau đó mới xiết ốc bắt heo dầu lại như cũ. Thường thì heo dầu dc bắt vào sườn trước nên khi mình lắp bánh vào sau thường ko cân và hay bị lệch vì thế mới xảy ra tình trang má phanh chạm vào đĩa kêu xột xoạt.

*Trường hợp 2:

Có thể do bố thắng (má phanh) bị chai: Với phanh cơ thì bạn tháo ra và lấy ít giấy nhám chà vào, với phanh dầu có thể lấy ít xà bông chà vào rồi rửa sạch đi.

*Trường hợp 3 :

Ngoài ra có thể do má phanh hay đĩa phanh dính dầu phanh làm cho ma sát bị giảm khi bóp dẫn tới lực phanh không đều.

Lưu ý khi tháo phanh ra thì không nên bóp phanh lúc tháo nhá tránh tình trạng 2 piston má phanh áp sát vào nhau không thể tách xa nhau như cũ.

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng bạn sẽ có thể tự sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phanh xe đạp của mình thật tốt. Nếu như còn băn khoăn và cần những lời tư vấn, giải đáp kỹ thuật thì hãy tham khảo thêm từ những người có kinh nghiệm.

Trước khi quyết định mua xe đạp trợ lực điện, bạn cũng nên tham khảo và tìm hiểu kỹ về phanh xe đạp để có thể lựa chọn xe phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *